Xilanh thủy lực là bộ phận quan trọng trong các thiết bị máy móc phục vụ đời sống. Vai trò của chúng là chuyển đổi nguồn năng lượng từ dầu, chất lỏng thủy lực thành động năng để tạo ra lực lực ở đầu cần. Nhờ đó để thực hiện những nhiệm vụ như: kéo, đẩy, nén, ép, nghiền,…
1. Xi lanh thủy lực là gì? (Hydraulic cylinder)
Xem thêm:
- Vận dụng nguyên lý van giảm áp trong các đường ống dẫn khí
- Tìm hiểu ngay thông tin cần thiết về các loại van giảm áp là gì?
Trong một hệ thống thủy lực có rất nhiều thiết bị bao gồm: van các loại, lọc dầu, thùng chứa, phụ kiện, ống dẫn, đồng hồ đo áp, motor, bơm thủy lực, xi lanh… Tất cả những thiết bị này sẽ kết nối với nhau nhằm tạo nên một hệ thống làm việc khép kín.
Đặc biệt, xilanh thủy lực đóng vai trò là một bộ phận chính của cơ cấu truyền động. Thiết bị này dùng để chuyển đổi nguồn năng lượng của dầu, chất lỏng thủy lực thành động năng để tạo lực ở đầu cần, tạo tác động thực hiện những nhiệm vụ như: ép, nén, kéo, đẩy, nghiền…
2. Cấu tạo xilanh thủy lực
Nắm rõ về cấu tạo của xilanh thủy lực và các thiết bị kỹ thuật sẽ giúp tăng hiệu quả sử dụng, tăng độ bền và giảm thiểu sự cố. Cấu tạo xilanh thủy lực thường sẽ gồm rất nhiều bộ phận nhỏ. Nhưng chúng được gia công tỉ mỉ, chính xác đến từng chi tiết.
2.1. Ống xi lanh
Ống xi lanh thủy lực (thùng xi lanh) là một bộ phận có hình trụ tròn liền mạch. Chức năng chính là chứa và giữ áp suất xi lanh.
Trong xilanh sẽ có thanh Piston được chứa trong ống. Ống được mài nhẵn, mịn để bề mặt có thể đạt độ hoàn thiện từ 4-16 microinch.
2.2. Đế hoặc nắp hình trụ
Đế đi kèm với buồng áp suất ở một đầu. Trong đó, nắp sẽ được nối với thân xi lanh thông qua lắp bu lông, hàn xì hoặc thanh tie. Giữa nắp và ống sẽ được lắp bằng seal tĩnh. Dựa vào thông số của ứng suất uốn mà bạn có thể xác định được kích thước nắp.
2.3. Đầu xi lanh thủy lực
Đầu xi lanh sẽ đi kèm với buồng áp suất ở đầu còn lại. Đầu xi lanh được kết nối với xi lanh qua các thanh tie hoặc bu lông. Giữa đầu và ống có lắp o-ring. Tùy loại mà đầu có thể chứa một tuyến niêm phong hoặc niêm phong que thích hợp.
2.4. Pít tông (Piston)
Đây là chi tiết quan trọng, nó làm nhiệm vụ phân tách các vùng áp lực bên trong ống. Thông thường, piston được các nhà sản xuất gia công sao cho phù hợp với các seal, phốt, kim loại đàn hồi. Tùy theo thiết kế mà seal (con dấu) có thể đơn hoặc kép.
Các piston được gắn với thanh piston thông qua bu lông, một số loại thì có thể là các loại hạt. Lưu ý, sự khác biệt về áp suất của hai bên thân piston sẽ làm ống giãn ra và rút lại.
2.5. Thanh piston (Piston rod)
Thông thường, người ta chọn thép, thép mạ crom để làm thanh piston sao cho đảm bảo độ cứng cáp, chống ăn mòn tốt nhất.
Chức năng của thanh piston đó là nối kết thành phần của máy với thiết bị truyền động để thực hiện nhiệm vụ công việc theo như yêu cầu. Các thanh piston này được đánh bóng, nhẵn mịn và có các seal đính kèm giúp hạn chế và ngăn rò rỉ.
Trong các ống của xi lanh 2 đầu thì thanh piston sẽ kéo dài từ hai phía piston ra hai đầu ống.
2.6. Con dấu (seal)
Để sản xuất seal, người ta phải căn cứ trên các thông số về nhiệt độ của dầu, nhiệt độ môi trường, ứng dụng của xy lanh và áp suất làm việc.
Một số con dấu quen thuộc như con dấu làm từ Fluorocarbon viton chịu được nhiệt độ cao, hoặc con dấu Elastomer chịu được nhiệt độ thấp.
2.7. Các bộ phận của xilanh thủy lực khác
Bao gồm: bu lông, vít khóa, bạn đạn, bích…Tất cả các bộ phận được lắp đặt và kết nối với nhau sao cho tạo nên một bên thủy lực hoàn chỉnh.
3. Nguyên lý hoạt động
Nguyen ly hoat dong cua xilanh thuy luc cực kỳ đơn giản. Trong xilanh thủy lực được áp dụng tại một địa điểm sẽ chuyển đến một địa điểm khác dựa vào việc sử dụng một chất lỏng không nén được. Tất cả lực khi hoạt động của xi lanh đều sẽ nhờ vào một chất lỏng thủy lực là dầu.
4. Công thức tính lực ép của xilanh thủy lực
Trong các hệ thống thủy lực, lực là một yếu tố quan trọng trong việc kiểm soát dòng chảy của chất lỏng và chất khí. Trong bài này, chúng ta sẽ thảo luận về các tính toán thiết kế xilanh thủy lực
Trước hết, chúng ta cần biết kích thước của piston và xilanh. Sau đó là cần biết áp suất làm việc của xi lanh thủy lực.
Lực tác dụng trong xi lanh thủy lực có thể được tính theo công thức sau: F = P x A. Với, F là lực, P là áp suất của chất lỏng trong xilanh và A là diện tích làm việc của pit-tông. Công thức trên có thể được áp dụng để tính toán các lực trong bất kỳ hệ thống thủy lực nào.
5. Các loại xilanh thủy lực tại Eogas
Việc phân loại xi lanh thủy lực dựa trên nhiều yếu tố khác nhau. Để nắm rõ cách phân loại, giúp người dùng lựa chọn đúng loại xi lanh phù hợp với hệ thống thủy lực của máy móc mình, mời các bạn tiếp tục nội dung sau đây
5.1. Phân loại xilanh theo chiều tác động
5.1.1. Xilanh thủy lực 1 chiều
Đây là loại ben thủy lực có lực tác động duy nhất từ một phía. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết chúng thông qua lỗ cấp dầu duy nhất trên thân của xi lanh. Xi lanh thủy lực 1 chiều lại được chia ra làm hai loại là xi lanh có piston tự hồi về vị trí dự vào lò xo bên trong và loại hồi về vị trí dựa vào lực.
5.1.2. Xilanh thủy lực 2 chiều
Đây là loại xi lanh thông dụng nhất trên thị trường hiện nay. Cấu tạo xi lanh thủy lực 2 chiều phức hơn so với loại 1 chiều với hai lỗ cấp dầu cho xy lanh. Để sử dụng chúng ta cần phải có van phân phối đảo chiều. Xi lanh thủy lực 2 chiều được chia ra làm 2 loại đó là loại mini và loại cỡ lớn.
5.2. Phân loại xi lanh thủy lực theo trọng lượng
5.2.1. Xi lanh thủy lực 5 tấn
Trọng lượng của loại kích này thường chỉ từ 3-5kg, được sử dụng để nâng hạ những vật có tải trọng tối
đa là 5 tấn. Hành trình nâng của xi lanh thủy lực 5 tấn này thường là 115mm.
5.2.2. Xilanh thủy lực 10 tấn
Tải trọng tầng 1 của xilanh là 10 tấn. Hành trình là 13mm. Khi đẩy hết tầng 1, bạn cần tiếp tục bơm dầu vào để đoạn thứ 2 của xylanh hoạt động. Lưu ý tải trọng của tầng 2 chỉ bằng một nửa của tầng 1 vì diện tích tác động của piston giảm đi 1 nửa. Hành trình của tầng 2 sẽ là 12mm. Tổng hành trình của xilanh 10 tấn là 15mm.
5.2.3. Xilanh thủy lực 15 tấn
Hành trình xi lanh max 26.5 mm, hoạt động ở áp suất max là 700 bar (khoảng 10.000 psi). Phần đầu có ren, bên trong xi lanh có lắp thêm lò xò tự hồi khi xả dầu (xả áp) về thùng (bơm, nguồn thủy lực). Xilanh thủy lực 15 tấn được sử dụng trong ngành công nghiệp, nhà máy, phục vụ việc nâng hạ thiết bị có tải nặng.
5.2.4. Xilanh thủy lực 20 tấn
Tải trọng tối đa của loại xi lanh là 20 tấn, hành trình nâng từ 500mm – 200mm (tùy thuộc hãng sản xuất, yêu cầu sử dụng của từng công việc khác nhau).
5.2.5. Xilanh thủy lực 25 tấn
Thông số kỹ thuật:
– Lòng xilanh: 125mm
– Ty: 70mm
– Hành trình: 100mm
– Áp suất tối đa: 140 bar
– Ứng dụng: Xilanh thủy lực 25 tấn được ứng trong nhà máy chế biến giấy
5.2.6. Xilanh thủy lực 35 tấn
Thông số kỹ thuật:
– Lòng xi lanh: 150 mm
– Đường kính ty: 80 mm
– Có mặt bích
– Áp suất tối đa: 250 bar
– Áp suất làm việc: 200 bar
– Lực ép: 35 tấn
5.2.7. Xilanh thủy lực 40 tấn
Thông số kỹ thuật:
– Kiểu xi lanh: Mặt bích
– Áp suất tối đa: 220 bar
– Hành trình theo yêu cầu
– Lực ép tối đa: 500 tấn
– Xi lanh nhỏ nhất: 40mm
– Ứng dụng trong: Máy ép sản phẩm, đồ gá kẹp phôi, bàn nâng, sàn nâng, đóng gói
5.2.8. Xilanh thủy lực 50 tấn
Thiết bị có khả năng nâng được các vật nặng có tải trọng lớn tối đa là 50 tấn. Hành trình nâng sẽ phụ thuộc vào nhu cầu công việc cụ thể của từng đơn vị.
5.2.9. Xilanh thủy lực 63 tấn
Thông số kỹ thuật:
– Kiểu xi lanh: Mặt bích
– Áp suất tối đa: 220 bar
– Hành trình theo yêu cầu
– Lực ép tối đa: 500 tấn
– Xi lanh nhỏ nhất: 40mm
5.2.10. Xilanh thủy lực 70 tấn
Thông số kỹ thuật:
– Lòng xi lanh: 210 mm
– Đường kính ty: 90 mm
– Mặt bích
– Áp suất tối đa: 250 bar
– Áp suất làm việc: 210 bar
– Lực ép: 70 tấn
– Ứng dụng cho máy ép thủy lực, thang, bàn nâng thủy lực, đồ gá kẹp phôi
5.2.11. Xilanh thủy lực 100 tấn
Thông số kỹ thuật:
– Lòng xi lanh: 250 mm
– Đường kính ty: 140 mm
– Mặt bích
– Áp suất tối đa: 250 bar
– Áp suất làm việc: 200 bar
– Lực ép: 100 tấn
– Ứng dụng cho máy ép thủy lực, thang, bàn nâng thủy lực, đồ gá kẹp phôi
5.2.12. Xilanh thủy lực 130
Thông số kỹ thuật:
– Lòng xylanh: 280mm
– Ty xilanh: 140mm
– Hành trình xilanh: 100mm đến 6m
– Áp suất làm việc: 200bar
– Áp suất thử: 225bar
– Xi lanh dạng: mặt bích
5.2.13. Xilanh thủy lực 160
Thông số kỹ thuật:
– Áp suất làm việc 200 bar
– Lực ép của xilanh 160 đạt 40 tấn
– Kiểu xi lanh: Mặt bích
– Hành trình theo yêu cầu
– Lực ép tối đa: 500 tấn
– Xi lanh nhỏ nhất: 40mm
– Xi lanh lớn nhất: 500mm
5.2.14. Xilanh thủy lực 200
Cấu tạo:
– Xi lanh thuỷ lực hai chiều, vỏ thép, hồi về bằng tải hoặc bằng bơm. Vỏ kích sơn tĩnh điện màu vàng, chống bám bẩn và mài mòn.
– Xi lanh thủy lực có vỏ thép, cân nặng tương đối lớn nhưng đổi lại giá thành giẻ hơn mà chất lượng đảm bảo hơn.
– Hành trình tùy ý
– Mặt bích
5.3. Phân loại xi lanh theo tầng
5.3.1. Xi lanh thủy lực 2 tầng
Cấu tạo xi lanh 2 tầng gọn gàng, đây là sự kết hợp của 2 xilanh xếp nối tiếp với nhau: có 2 piston riêng biệt nhưng chung một trục piston. Xi lanh thủy lực 2 tầng được sử dụng tại những vị trí phức tạp, không gian hạn chế nhưng cần xy lanh có lực tác động lớn.
5.3.2. Xi lanh thủy lực 3 tầng
Cấu tạo bao gồm: một vỏ và nhiều ống được xếp lồng vào nhau. Với cấu tạo đặc biệt như vậy mà xilanh có thể duỗi dài hành trình hơn so với kích thước ban đầu. Điều này góp phần tạo ra khả năng thiết kế các chi tiết và kết cấu máy gọn gàng hơn.
6. Thông tin liên hệ
Với tùy mục đích sử dụng khác nhau mà Eogas sẽ đa dạng sản phẩm xilanh thủy lực để đáp ứng nhu cầu của bạn. Chúng tôi đảm bảo mọi sản phẩm đều có nguồn gốc rõ ràng, chất lượng tốt nhất. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đa dạng sản phẩm ngành khí, các loại van. hỗ trợ bạn tốt đa trong ngành công nghiệp. Bạn có nhu cầu mua hàng, vui lòng liên hệ Eogas nhé!
Công ty TNHH Eogas
- Địa chỉ: số 15, khối phố Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội
- SĐT: 0243 204.7019/ 0888.693.336
- Email: admin@eogas.vn
- Facebook: Công ty TNHH Eogas