-
Van Yamato YM-301 Nhật Bản
10,500,000₫ -
Đồng hồ Oxy Regulator
5,800,000₫
Van giảm áp bình Oxy
Van giảm áp bình Oxy là một thiết bị điều khiển dòng khí Oxy được sử dụng để giảm áp và ổn định áp suất khí Oxy trong bình. Van giảm áp này giúp đảm bảo an toàn khi sử dụng khí Oxy trong các ứng dụng y tế, công nghiệp hàn hơi hoặc các lĩnh vực khác
Xem thêm: đồng hồ nito, đồng hồ đo áp suất bình oxy
1. Van giảm áp bình Oxy là gì?
Van giảm áp bình Oxy được sử dụng để điều áp, điều chỉnh áp suất của dòng chảy. Dòng van này có thể được sử dụng với các loại khí khác như Nito, CO2, Heli, Hidro. Van giảm áp bình Oxy áp dụng với các bình khí nén, các bình tích khí nén có áp suất rất cao. Mức áp suất thông thường của khí nén sẽ rơi vào từ 135 đến 150 bar. Với mức áp suất lớn như vậy sẽ gây nguy hiểm cho người dùng nếu tiếp xúc trực tiếp.
Chính vì vậy, khi sử dụng các loại bình khí như trên, người ta thường phải lắp đặt thêm một thiết bị để điều khiển lại áp suất. Mục đích giảm áp suất xuống mức an toàn. Các van điều áp bình oxy sẽ có nhiệm vụ điều chỉnh áp suất đầu ra xuống trong mức mong muốn từ khoảng 0-15 bar.
2. Đặc điểm van điều áp Oxy
Chất liệu đồng thau, liền khối và không có mối hàn nên dễ dàng bảo trì. Thiết kế sản phẩm gồm hai đồng hồ, đo áp suất khí ra và đo áp suất khí chứa. Công dụng hỗ trợ cho việc theo dõi kiểm soát áp suất khí dễ dàng.
- Van giảm áp oxy có: Ga là loại thiết bị van điều áp với 2 đồng hồ hiển thị áp suất được gắn sẵn trên thân van. Chức năng chính của ga: hiển thị áp suất trước và sau điều áp, người sử dụng có thể dễ dàng điều chỉnh theo nhu cầu.
- Được chế tạo và ứng dụng trên các cụm khai khí cao áp như cụm khí Oxy cao áp. Nhiệm vụ: cung cấp, điều tiết về áp suất, đáp ứng lưu lượng khí đến điểm sản xuất tập trung (người sử dụng)
- Phù hợp trong các điều kiện áp suất đầu vào cao (150bar). Khi ấy, các thiết bị van giảm áp bình Oxy thông thường không thể đảm nhận được mức áp suất này. Trong khi đó, áp suất đầu ra chỉ có thể điều chỉnh từ 0~10 bar.
- Van giảm áp bình Oxy đạt được nhiều yếu tố kỹ thuật khắt khe của điều kiện áp suất. Đồng thời, người dùng phải hiểu rằng áp suất chênh lệch giữa trước và sau điều áp vô cùng lớn.
3. Cấu tạo van giảm áp oxy
Van giảm áp bình Oxy bao gồm những thành phần chính sau:
- Thân van: Là phần chính của van giảm áp, thân van có nhiệm vụ giảm áp suất của khí tự động.
- Bộ giảm áp: Nằm bên trong thân van, điều chỉnh lưu lượng khí vào và ra để đạt được áp suất mong muốn.
- Đồng hồ đo áp suất: Được gắn trên thân van, dùng để đánh giá áp suất khí trong bình.
- Van an toàn: Thiết bị phòng ngừa các sự cố xảy ra khi áp suất khí quá cao.
- Mặt kết nối: Được gắn vào thân van, kết nối với bình oxy để điều chỉnh áp suất khí.
- Các chi tiết khác: Những chi tiết này bao gồm các ốc vít, đai ốc, ống nối, vòng cố định, tất cả đều được sử dụng để giữ cho van giảm áp ở vị trí cố định.
4. Công dụng van điều áp oxy
Hệ thống khí, khí nén thường được đặt tại khu vực rộng lớn, cách xa. Đường ống khí, khí nén thường được cung cấp bởi hệ thống trung tâm lắp đặt van giảm áp bình Oxy để tiết kiệm nguồn cung cấp. Và tiết kiệm thời gian đi lại.
Khi lắp đặt hệ thống ở khoảng cách xa sẽ dẫn đến áp lực đường ống cuối hệ thống rất yếu. Do đó để toàn bộ hệ thống có đủ áp lực làm việc, người dùng phải duy trì áp lực đầu vào ở mức độ cao.
Khi đầu vào áp lực rất cao, đầu ra áp lực lại rất yếu, chúng ta cần phải dùng van giảm áp (van điều áp khí nén) cho những chỗ có áp lực cao. Điều này đảm bảo rằng áp lực toàn hệ thống luôn cân bằng.
Ngoài ra, khi lắp đặt van giảm áp bình Oxy còn giúp bảo vệ thiết bị đường ống tránh các hiện tượng nổ, hư hại. Dùng van giảm áp lực khí nén sẽ giúp cho hệ thống ổn định được áp suất. Nhờ vậy mà việc sản xuất, vận hành được ổn định, đảm bảo an toàn hệ thống.
Tóm lại, thiết bị này có chức năng giảm áp suất khí đầu vào từ mức áp suất cao đến mức áp suất mong muốn. Đem lại sự hiệu quả cho quá trình sản xuất và sử dụng khí oxy.
5. Lưu ý khi sử dụng van điều áp oxy
Khi sử dụng van giảm áp bình Oxy, cần tuân thủ các hướng dẫn an toàn về cách sử dụng, lắp đặt và bảo quản thiết bị. Nếu không được sử dụng đúng cách, thiết bị có thể gây ra nguy hiểm cho người sử dụng và môi trường xung quanh. Nên thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị để đảm bảo hoạt động tốt nhất.