Trên thị trường hiện nay, van 1 chiều là dòng van được sử dụng phổ biến. Chúng đa dạng công dụng như: bảo vệ các thiết bị của mạch thủy lực như ống dẫn, máy bơm, bình chứa,..Tác dụng khác là ngăn ngừa sự mất mát chất lỏng-khí khi có sự cố rò rỉ, hỏng hóc ống dẫn.
1. Van 1 chiều là gì?
Xem thêm:
- Cấu tạo van điều áp bạn nên biết?
- Lựa chọn các loại van giảm áp phù hợp với mục đích sử dụng
Van 1 chiều tiếng anh là gì? Trong tiếng anh, check valve có nghĩa là van 1 chiều. Van một chiều cho phép lưu chất đi qua van theo phương hướng nhất định. Nhờ vậy ngăn dòng chảy, khí,…không cho đi qua các hướng khác. Với van 1 chiều này, bạn có thể kiểm soát dòng chảy của lưu chất và giúp chúng vận hành ổn định.
Các tên gọi khác: Van nước 1 chiều, van khóa nước 1 chiều, van thoát nước 1 chiều, van 1 chiều thủy lực, van thủy lực 1 chiều
Trong các bản vẽ kỹ thuật ký hiệu van 1 chiều được mô phỏng như sau.

xr:d:DAFpiYUnnfU:153,j:2086698102189159064,t:23101014
1.1. Van 1 chiều được dùng ở đâu
Van một chiều được dùng để bảo vệ các thiết bị của mạch thủy lực như ống dẫn, máy bơm, các bình chứa… Ngoài ra, sản phẩm còn có tác dụng ngăn ngừa sự mất mát chất lỏng, chất khí khi có sự cố rò rỉ hoặc hỏng hóc ống dẫn.
Tại Eogas, chúng tôi cung cấp từng mẫu van đặc trưng cho từng thiết bị. Chẳng hạn như: Van 1 chiều máy bơm nước, van 1 chiều bình nóng lạnh bị rò nước,van 1 chiều máy lọc nước,..
2. Cấu tạo van 1 chiều
2.1. Cấu tạo van 1 chiều lá lật
Cấu tạo gồm 4 bộ phận cơ bản là:
- Thân van: bao gồm nhiều vật liệu có độ bền cao (thép, gang, đồng) nhằm bảo vệ các chi tiết bên trong.
- Nắp van: nằm trên thân van, được gắn trực tiếp thông qua mặt bích và các bu lông. Nắp van dễ dàng được tháo rời để kiểm tra và bảo trì.
- Lá van (hoặc đĩa van): được làm từ inox hoặc thép không gỉ, có dạng hình tròn, có thể di chuyển xoay quanh trục, đến góc 45º. Bên ngoài lá van được bao bọc bởi lớp cao su.

xr:d:DAFpiYUnnfU:156,j:237970456963549486,t:23101014
2.2. Cấu tạo van 1 chiều lò xo
Cấu tạo van một chiều dạng lò xo gồm 4 thành phần chính như sau:
- Thân van: Được đúc từ vật liệu đồng, gang hoặc inox
- Đĩa van: được cấu tạo bởi các vật liệu như đồng, gang bọc cao su, inox… . Có hình dạng hình tròn, dùng để bịt kín van ở trạng thái đóng.
- Ty van: Có nhiệm vụ kết nối đĩa van và đáy van.
- Lò xo: Thành phần quan trọng nhất trong cấu tạo của van 1 chiều lò xo.. Nó có tác dụng giữ cho đĩa van ở trạng thái đóng, cố định dòng chảy lưu chất theo một hướng xác định.

xr:d:DAFpiYUnnfU:155,j:4308098621012072848,t:23101014
2.3. Cấu tạo van 1 chiều bình nóng lạnh
Bao gồm:
- Van xả 1 chiều
- Van an toàn được chế tạo chung một khối với van 1 chiềuVan an toàn được dùng để xả hơi nước trong bình. Mục đích giúp cho bình không bị nổ nếu rơ le nhiệt độ hỏng.
2.4. Cấu tạo van nước 1 chiều
Van nước một chiều có cấu tạo như sau:
- Nắp đậy: Được làm từ chất liệu giống như thân van: Đồng, inox, gang…
- Chốt: Được làm từ thép bu lông không gỉ.
- Thân van: Có thể được làm từ rất nhiều chất liệu: Đồng, nhựa, gang, thép đúc…
- Chốt xoay bản lề: cấu tạo từ thép không gỉ, có độ bền cao.
- Vòng đệm: Chế tạo từ cao su có độ mềm,dẻo và khả năng đàn hồi tốt. Nó có thể làm kín, ngăn ngừa tiếng ồn từ môi trường xung quanh.

xr:d:DAFpiYUnnfU:153,j:2086698102189159064,t:23101014
- Chốt đĩa: Tương tự chốt xoay bản lề và cũng được làm bằng thép không gỉ.
- Đĩa van: Các chất liệu được sử dụng như: inox, kim loại gang, thép bọc cao su nhằm giảm thiểu tình trạng oxi hóa.
3. Các loại van 1 chiều
3.1. Van bướm 1 chiều
Van 1 chiều cánh bướm là dòng van vận hành hoàn toàn tự động nhờ vào áp lực của dòng nước. Van được lắp đặt nằm kẹp giữa hai mặt bích của đường ống nên mới có tên gọi là wafer check valve.
Khi không có dòng chảy qua van, lá van dưới tác dụng của lực đẩy lò xo sẽ được giữ chặt ở vị trí đóng. Khi mà dòng chảy đi qua, áp lực dòng chảy thắng lực đàn hồi của lò xo.

xr:d:DAFpiYUnnfU:153,j:2086698102189159064,t:23101014
Hai cánh van bị đẩy ra, rời khỏi vị trí đóng và cho phép dòng chảy đi qua. Khi dòng chảy ngừng hoặc áp lực dòng chảy ngược lớn hơn, cánh van 1 chiều nước sẽ bị đẩy ngược về vị trí ban đầu. Ngăn cho dòng chảy ngược lại về hướng đầu vào.
3.2. Van 1 chiều lá lật
Van 1 chiều lá lật là dòng van thông dụng trong ngành công nghiệp hiện nay. Đĩa van cố định trên bản lề xoay quanh chốt của nó. Thoạt nhìn, khi van lá 1 chiều hoạt động sẽ giống như một chiếc lá lật đi lật lại và chỉ cho lưu chất chảy 1 chiều nên được gọi là van một chiều lá lật.

xr:d:DAFpiYUnnfU:153,j:2086698102189159064,t:23101014
3.3. Van 1 chiều lò xo
Van 1 chiều lò xo chỉ cho dòng chảy đi theo 1 hướng nhất định. Van thường được lắp trên những đường ống thẳng đứng và chịu áp lực lớn. Thiết bị được vận hành hoàn toàn tự động dựa vào lực của dòng chảy trong đường ống.
Van 1 chiều lò xo có hai kiểu kết nối cơ bản:
- Kết nối ren và chân ren chắc chắn.
- Kết nối mặt bích nhằm đảm bảo áp lực cho hệ thống.
3.4. Van hơi 1 chiều
Van 1 chiều hơi có dạng chữ ngã hoặc dạng cối lò xo. Cấu tạo dạng gồm đĩa van kiểu đệm, ghế ngồi và có lò xo. Khi áp lực từ dòng chảy đi qua, van sẽ đẩy lò xo và đĩa đệm lên tạo thành cơ chế mở van. Khi dừng lại cấp hơi, áp lực của lò xo phản hồi lại vị trí ban đầu nên van hơi 1 chiều có độ kín rất cao.
3.5. Van 1 chiều máy nén khí
Van khí 1 chiều giúp bảo vệ đường ống dẫn khí, điều phối khí nén đi theo một chiều nhất định. Hơn nữa van 1 chiều khí nén còn ngăn lưu lượng khí và dầu chảy ngược lại từ khoang chứa lọc tách tới cụm đầu nén khí máy bơm khí nén ngừng vận hành.

xr:d:DAFpiYUnnfU:153,j:2086698102189159064,t:23101014
Khi lắp van 1 chiều vào máy nén khí sẽ hạn chế tối đa tình trạng thất thoát, rò rỉ khí nén. Mặc khác, van khí nén 1 chiều giúp ngăn tình trạng hỏng đường ống dẫn khí và đảm bảo lượng khí cấp cho các thiết bị, dụng cụ dùng khí hoạt động tốt nhất.
3.6. Van gió 1 chiều
Van gió tròn 1 chiều có nhiệm vụ điều chỉnh lưu lượng gió hoàn toàn tự động. Khi có một lượng gió đủ lớn đi qua; van gió sẽ tự động mở. Ngay khi có gió thổi ngược van gió sẽ tự động đóng để tránh bụi bẩn, rủi ro.
Trong suốt quá trình hoạt động, van gió tròn 1 chiều không sử dụng điện năng. Nhưng thao tác mở – đóng lại diễn ra nhanh chóng và chính xác tuyệt đối.
3.7. Van tiết lưu 1 chiều
Van tiết lưu khí nén hay van điều khiển tốc độ khí nén (Pneumatic Throttle Valve) được dùng để thay đổi hay điều chỉnh tốc độ/thời gian của dòng chảy (khí nén). Van tiết lưu khí nén có thể dùng để giảm tốc độ dòng chảy của các lưu chất chậm hơn.

xr:d:DAFpiYUnnfU:153,j:2086698102189159064,t:23101014
Van tiết lưu khí nén nhỏ gọn được làm bằng chất liệu nhựa cao cấp và các hợp kim loại như inox và đồng. Chúng được sử dụng lắp đặt cho nhiều hệ thống máy khí nén để điều chỉnh tốc độ hoạt động của các hệ thống khí nén.
4. Chất liệu của van
4.1. Chất liệu nhựa (van nhựa 1 chiều)
Là chất liệu phổ biến nhất. Một số sản phẩm tiêu biểu làm từ nhựa:
- Van nước 1 chiều nhựa
- Van nước 1 chiều nhựa 27
- Van 1 chiều nhựa phi 21
- Van 1 chiều nhựa rắc co
- Van pvc 1 chiều lá nhựa
- Van 1 chiều lá lật pvc
- Van 1 chiều lá lật nhựa
- Van 1 chiều lò xo nhựa
Van 1 chiều nhựa lá lật hay van 1 chiều lá lật bằng nhựa hay van một chiều lá lật bằng nhựa có các kích thước cơ bản. Như DN40, DN50, DN65, DN80, DN100 dùng cho đa dạng đường ống phi 49, phi 60, phi 74, phi 90, phi 114mm.
4.1.1. Van 1 chiều PPR
Van 1 chiều nhựa được sản xuất từ các dòng vật liệu chính như PVC, UPVC, CPVC, PPR. Trong đó, chất liệu PPR nổi trội hơn về tính kháng hóa chất, độ bền cơ học so với các dòng vật liệu nhựa khác.
Vai trò của nó là ngăn dòng lưu chất chảy theo hướng ngược lại. Thiết kế để bảo vệ các thiết bị ống dẫn, thiết bị máy bơm, bình chứa lưu chất… Đặc biệt, van 1 chiều PPR còn có trọng lượng nhẹ hơn so với các van làm từ loại vật liệu khác. Hơn nữa, nó có thể chịu được các môi trường oxi hoá có độ ăn mòn cao.
4.1.2. HDPE

xr:d:DAFpiYUnnfU:153,j:2086698102189159064,t:23101014
Van 1 chiều hdpe là dòng van được sản xuất và chế tạo bằng vật liệu nhựa Hdpe. Vật liệu hdpe chắc chắn, an toàn đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều hệ thống công nghiệp. Đặc biệt liên quan đến các ngành hóa chất, nước sạch, dầu khí…
4.2. Inox
Van 1 chiều inox là loại van vận hành dựa trên sự chênh áp. Khi áp lực tại đầu vào lớn hơn áp lực tại đầu ra, đĩa van sẽ mở để cho phép dòng lưu chất đi qua. Khi áp lực đầu vào nhỏ hơn áp lực đầu ra đĩa van sẽ đóng lại, ngăn không cho dòng lưu chất dội ngược trở lại.
Van 1 chiều inox 304 là sản phẩm có độ bền sử dụng cao, chống ăn mòn tốt, sử dụng đa dạng trong các loại môi trường khác nhau. Van 1 chiều lò xo inox, van 1 chiều inox phi 60,…được Eogas nhập khẩu trực tiếp, là nhà đại diện phân phối của nhiều hãng uy tín, chất lượng.
4.3. Đồng
Van đồng 1 chiều là một tùy chọn của van 1 chiều. Đặc tính chỉ cho phép dòng lưu chất đi qua theo một hướng nhất định. Chất liệu van 1 chiều đồng thau có khả năng chịu nhiệt và chống ăn mòn tự nhiên tốt, nhưng kém hơn inox.
Van 1 chiều lò xo đồng có tính an toàn thực phẩm cao, thân thiện với môi trường, so với thép và nhựa. Trọng lượng van 1 chiều lá đồng nhẹ hơn van gang, thép và inox khá nhiều.

xr:d:DAFpiYUnnfU:153,j:2086698102189159064,t:23101014
4.4. Gang
Van 1 chiều gang mặt bích hay van 1 chiều mặt bích gang. Được chế tạo toàn thân từ vật liệu gang đúc nguyên khối, bên ngoài có phủ sơn Epoxy. Mục đích tăng độ bền cơ học của van đối với môi trường làm việc bên ngoài.
Van 1 chiều mặt bích sẽ kết nối chắc chắn với đường ống để hoạt động tốt ở những hệ thống có áp lực và độ rung lắc cao.
5. Ứng dụng van 1 chiều
Tác dụng van 1 chiều bình nóng lạnh được thể hiện như: khi máy bơm bị tụt đột ngột, nếu không có van 1 chiều lắp ở phía trước thì có thể khiến dòng lưu chất chảy ngược. Từ đó, dẫn đến tình trạng hư hỏng nặng nề.
Vì vậy, công dụng của van là làm giảm thiểu sự xuất hiện các sự cố trong hệ thống đường ống (Hệ thống cấp thoát nước, Hệ thống PCCC tại khu chung cư, trung tâm thương mại, Hệ thống ống dẫn trong nhà máy, khu công nghiệp, Hệ thống xử lý nước thải,…)

xr:d:DAFpiYUnnfU:153,j:2086698102189159064,t:23101014
Kiểm soát dòng chảy của môi chất, đặc biệt khi hệ thống bị mất điện hoặc bị chặn ở đầu ra. Van thường được lắp đặt tại các vị trí trước máy bơm, bình nóng lạnh, bình CO2,… để ngăn chặn dòng chảy ngược lại gây hư hỏng bơm, động cơ thủy lực,.. và giảm thiểu sự cố rò rỉ trên đường ống.
6. Cách lắp van nước 1 chiều
Đối với các câu hỏi dưới đây, bạn hoàn toàn có thể áp dụng các bước lắp van sau của Eogas
- Cách lắp van 1 chiều bình nóng lạnh
- Cách lắp van 1 chiều cho bồn nước
- Lắp van 1 chiều cho máy bơm tăng áp
- Lắp van 1 chiều bình nóng lạnh
- Lắp van 1 chiều cho máy bơm
6.1. Bước 1: Kiểm tra van
- Bạn kiểm tra, đo đạc xem kích cỡ của van có phù hợp với kích thước của hệ thống đường ống cần lắp đặt hay không.
- Vật liệu chế tạo van có dùng được môi trường cần sử dụng hay không
- Kiểu kết nối của van có tương thích, thuận tiện với vị trí lắp đặt không?
- Tốc độ dòng chảy có phù hợp với khả năng đóng mở của van không?
6.2. Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt van
Bằng cách bạn quan sát chiều mũi tên chỉ hướng của dòng chảy bên trong van. Nếu mũi tên nằm ngang thì lắp van theo chiều ngang. Nếu mũi tên hướng lên thì lắp van 1 chiều theo chiều thẳng đứng. Sau khi đã xác định đúng vị trí cùng hướng lắp đặt, bạn dùng dụng cụ cắt đường ống.
6.3. Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ van và đường ống

xr:d:DAFpiYUnnfU:160,j:8712619055698787068,t:23101014
Tiến hành quan sát bên trong, ngoài đường ống và các bộ phận của van. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ để đảm bảo không có rác thải, bụi bẩn mắc kẹt bên trong. Vì chính bụi bẩn còn mắc kẹt sẽ khiến đĩa van sẽ không thể đóng mở. Hậu quả là ảnh hưởng đến quá trình vận hành của hệ thống
Bước 4: Lắp van
Gắn van vào đường ống bằng cách vặn với nối ren, gắn chặt bu lông với nối bích hoặc dán keo.
- Nối ren: Dùng tay vặn đúng và chặt khớp ren của đường ống và chân ren của van. Lưu ý không được dùng lực quá mạnh gây vỡ ống. Sau khi vặn xong, dán thêm một lớp băng tan để đảm bảo độ kín, chắc chắn, tránh rò rỉ.
- Nối bích: Dùng dụng cụ để siết chặt bu lông và các đai ốc. Lưu ý siết chặt đều tay, tránh làm biến dạng đường ống. Ở giữa mặt bích và đường ống gắn thêm các vòng đệm để giảm lực ma sát. Và tăng khả năng làm kín, giảm tiếng ồn và tránh rò rỉ
- Dán keo: gắn 2 đầu vào đường ống, dùng băng tan quấn vào hai đầu van một chiều trước khi siết. Mục đích để không bị rò rỉ nước nếu ren bị hở. Lưu ý bạn không được để hở một lỗ quá lớn khi dán keo và làm đường ống biến dạng.
Bước 5: Kiểm tra van
Sau bước 4, bạn chạy thử nghiệm van để kiểm tra xem đã lắp đặt đúng cách chưa. Nếu van hoạt động ổn định, nó chỉ cho phép dòng chảy theo một hướng nhất định và ngăn dòng lưu chất chảy ngược. Sẽ không có hiện tượng bị rò rỉ thì chứng tỏ bạn đã lắp đặt thành công.. Còn nếu nhận thấy có bất kỳ một vấn đề nào khác, bạn phải ngắt dòng chảy để kiểm tra và xử lý.
7. Một số mẫu van phổ biến trên thị trường
7.1. Van 1 chiều 21
Mẫu van này được sử dụng cho hệ đường ống có kích thước phi 21 ( loại thông dụng bậc nhất trong các đường dẫn nước sinh hoạt,các hệ thống tưới cây, khí).
- Tên gọi kỹ thuật khác là DN15
- Đường kính ngoài: 21mm ( Phi 21 )
- Đường kính trong: DN15 hay còn gọi là đường kính danh nghĩa
- Hệ inch: 1/2 ( Inch )
7.2. Van 1 chiều 27

xr:d:DAFpiYUnnfU:160,j:8712619055698787068,t:23101014
- Kết nối: Dán keo / Rắc co
- Thân van: Nhựa PVC, UPVC, CPVC, PPR
- Dạng van: lò xo, lá lật
- Áp lực làm việc: PN10
- Nhiệt độ làm việc: 0°C – 80°C
- Kích thước: phi 27 ~ DN20 ~ 3/4″ Inch
7.4. Van 1 chiều dn40
- Van một chiều ren và lá lật
- Van chuyên dùng cho hệ thống nước sạch
- Đường ren tiêu chuẩn BS 21/ISO 228-1-2000
- Áp lực làm việc Max. 15 Bar ~ 16Kg/cm²
- Nhiệt độ làm việc Max. 120 °C
7.5. Van 1 chiều dn65
- Kích thước: DN65
- Áp suất làm việc: 10,16,20 kgf/cm2
- Nhiệt độ làm việc: -100 ~ 800C
- Môi trường làm việc: Nước, nước thải
- Kết nối – End connection: PN10,16,20, ANSI 150LB
7.6. Van 1 chiều dn80
Van 1 chiều DN80 là dạng van được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau. Mục đích để ngăn dòng chảy ngược trong hệ thống đường ống. Áp suất của chất lỏng đi qua một đường ống sẽ làm van mở. Nếu có sự đảo ngược nào của dòng chảy thì sẽ van sẽ đóng. Van cho phép dòng chảy không bị cản trở và tự động tắt khi áp suất giảm. Các hoạt động khác sẽ thay đổi tùy thuộc vào cơ chế của van.

xr:d:DAFpiYUnnfU:160,j:8712619055698787068,t:23101014