Môi trường sống của con người và sinh vật trên Trái Đất đang bị đe dọa nghiêm trọng gây ra bởi nhiều hiện tượng, trong đó có hiệu ứng nhà kính. Làm thế nào để hạn chế được việc thải các khí gây hiệu ứng nhà kính ra môi trường, bài viết dưới đây sẽ đề cập chi tiết!
Trước tiên, hãy cùng Eogas tìm hiểu một số khái niệm chung hiệu ứng nhà kính.
1. Tìm hiểu các khái niệm liên quan đến khí quyển
Bầu khí quyển là gì? Đây là lớp các chất khí bao quanh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất.
Vai trò của khí quyển cực kỳ quan trọng trong bảo vệ sự sống trên trái đất. Chúng sẽ tạo ra những thay đổi đặc trưng giữa ngày và đêm bằng cách hấp thụ bức xạ từ ánh nắng mặt trời.
Thành phần khí quyển bao gồm: khí nitơ chiếm 78,1% theo thể tích và khí oxy 20,9%. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ agon (0,9%), carbon dioxide (dao động, khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác.
2. Khí gây hiệu ứng nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính là gì
Hiệu ứng nhà kính tiếng anh là gì – Greenhouse effect.
Khái niệm hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect là gì?), hiệu ứng nhà kính tự nhiên. Đây là hiện tượng không khí trên Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất. Khi đó mặt đất hấp bị thụ nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên. Đây là một trong những nguyên nhân của nóng lên toàn cầu.
Sự ấm lên toàn cầu là gì? Hay có thể biết đến với tên gọi hâm nóng toàn cầu. Đây là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát
Thế nào là hiệu ứng nhà kính?
Ví dụ bạn hãy liên tưởng tới những tia sáng Mặt trời chiếu vào một ngôi nhà kính. Khi đó, nguồn năng lượng này sẽ được hấp thụ. Và trực tiếp phân tán trở lại thành nhiệt lượng trong không gian. Khiến cho toàn bộ không gian bên trong ngôi nhà trở nên ấm lên.
Khi nhà kính giữ lại nhiệt của mặt Trời và không cho nó phản xạ đi. Nếu như lượng khí này ổn định thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng. Nhưng nó lại gia tăng quá nhiều trong bầu khí quyển đã làm cho Trái Đất của chúng ta nóng lên.
3. Tổng hợp các khí gây hiệu ứng nhà kính? Khí gây hiệu ứng nhà kính là gì?
Vì sao trái đất nóng lên? Khí gây hiệu ứng nhà kính bao gồm CO2 NH2, CH4,…
3.1. Khí gây hiệu ứng nhà kính nhiều nhất? Khí CO2
Tại sao khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính? Khí CO2 trong khí quyển có thể ví như một tấm kính dày bao phủ toàn Trái đất. Làm cho Trái đất chẳng khác nào là một nhà kính lớn. Theo các nhà khoa học, nếu không có các tầng khí quyển, nhiệt độ trung bình ở các lớp bề mặt trên Trái đất sẽ xuống tới -23 độ C. Tuy nhiên, nhiệt độ trung bình trên thực tế là 15 độ C. Tức là hiệu ứng nhà kính đã làm cho Trái đất nóng lên 38 độ C.
Nguyên nhân Trái Đất nóng lên? Do các hoạt động sinh hoạt, khai thác và phát triển của con người đã gia tăng khí CO2 (khí Cacbônic). Điển hình như các hoạt động chặt phá rừng, san phẳng rừng làm đất canh tác, đốt rác thải… Dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính càng ngày càng tăng cao. Nhiệt độ không khí cũng sẽ tăng lên. Theo ước tính của các nhà khoa học, đến nửa thế kỷ sau, nhiệt độ của trái đất có thể tăng lên khoảng 1,5 – 4,5°C.
Tác hại của CO2 đối với môi trường gồm có:
- Là khí gây ra hiệu ứng nhà kính chủ yếu
- Gây ra hiện tượng mưa axit tàn phá các loài sinh vật
- Gây ra các biến đổi khí hậu
- Ngoài ra còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người như khó thở, các bệnh hô hấp,…
3.2. CH4 có gây hiệu ứng nhà kính không
Bên cạnh việc hiệu ứng nhà kính do khí CO2, CH4 cũng là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính. Chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính CH4 metan được sinh ra trong quá trình sản xuất và vận chuyển các loại than, khí đốt tự nhiên và dầu.
Hiệu ứng nhà kính là kết quả của quá trình chăn nuôi, hoạt động nông nghiệp, sự phân hủy của chất thải hữu cơ
3.3. CFC là khí gì? Khí CFC là gì?
Chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính nữa là CFC. Tên gọi đầy đủ Chlorofluorocarbon. CFC Là hợp chất của các chất hữu cơ như: cacbon, clo và flo được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Đặc biệt là vào ngành công nghiệp lạnh như: tủ lạnh và máy lạnh.
Sau quá trình sử dụng, chất CFC đã xâm nhập vào khí quyển phá hủy tầng ozon. Chúng cũng là nguyên nhân nóng lên toàn cầu
Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và khí gây hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như SO2, Trichlorofluoromethane,ozon, các halogen và hơi nước,…
4. Nguyên nhân dẫn đến hiệu ứng nhà kính là gì
Nguyên nhân chủ yếu gây hiệu ứng nhà kính là do hoạt động của con người đã sản sinh ra số lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính ra môi trường.
Bên cạnh đó, hiệu ứng nhà kính là hệ quả của tác động từ thiên nhiên như bão, lũ lụt, động đất, núi lửa,…
5. Hậu quả hiệu ứng nhà kính gây ra
Lượng khí thải đưa vào khí quyển ngày càng tăng cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
5.1. Hiệu ứng nhà kính gây ra hậu quả gì đối với nguồn nước
Hiệu ứng nhà kính đã tác động tới hai địa cực của Trái Đất, khiến 125 hồ ở Bắc Cực biến mất trong vài thập kỷ qua. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lý do biến mất vì tầng băng vĩnh cửu bên dưới đã tan chảy. Khi lớp băng dưới hồ tồn tại từ hàng triệu năm bị tan chảy, nước thấm qua đất, khiến hồ cạn đi. Khi các hồ nước biến mất, các hệ sinh thái phụ thuộc vào chúng cũng biến mất theo.
5.2. Ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến các loài sinh vật
Nguyên nhân làm cho nhiệt độ không khí thay đổi là gì? Sự nóng lên của Trái Đất làm thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường kéo theo sự thay đổi điều kiện sống của các sinh vật. Một loài sinh vật sẽ không thể thích nghi và dần biến mất. Một số loại khác thì môi trường sống bị thu hẹp, và thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng
- Hậu quả của Trái Đất nóng lên rất nhiều. Chẳng hạn như loài Gấu Bắc Cực, chim cánh cụt hiệu ứng khi nha kinh làm trái đất nóng lên. Các tảng băng ở Bắc Cực dần tan ra và loài Gấu Bắc Cực đã bị thu hẹp môi trường sinh sống.
- Hay các loài sinh vật như chuột, sóc chuột và sóc đã thay đổi vị trí sống lên cao hơn
- Tác hại của hiệu ứng nhà kính khiến mùa xuân bắt đầu sớm hơn, loài chim có thể sẽ không có thức ăn (sâu).
- Ngoài ra,do thực vật nở hoa sớm hơn, những động vật ăn cây cỏ, dưới tác động của nhịp sinh học, sẽ không kịp sinh con vào khoảng thời gian có lượng thức ăn dồi dào.
5.3. Hậu quả của khí gây hiệu ứng nhà kính dẫn đến băng tan
Theo ước tính của các nhà khoa học, tính đến năm 2020, Trái đất mất khoảng 28 nghìn tỷ tấn băng trong 23 năm qua do các khí gây hiệu ứng nhà kính gây ra
Hiện tượng Trái Đất nóng lên có thể làm tan nhanh băng tuyết ở Bắc Cực và Nam Cực, làm cho mực nước biển tăng. Từ đó, dẫn đến nạn hồng thủy. Mực nước biển dâng cao sẽ nhấn chìm một số quốc gia sẽ không có tên ở trên bản đồ thế giới.
6. Giải pháp hạn chế khí gây hiệu ứng nhà kính
6.1. Tăng cường trồng cây xanh ở mọi nơi
Đây là một trong những biện pháp đem lại hiệu quả cao trong việc làm giảm sự nhiệt độ tăng cao trên toàn cầu. Bởi vì cây xanh sẽ góp phần hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp. Nhờ đó, lượng CO2 cũng sẽ được giảm đáng kể và gián tiếp giảm hiện tượng nhà kính.
Trồng cây xanh giúp bảo vệ môi trường, ngăn chặn các khí gây hiệu ứng nhà kính.
6.2. Tiết kiệm điện và năng lượng – bảo vệ môi trường sống
Điện năng được sản xuất từ việc đốt các loại nguyên liệu và nhiên liệu hóa thạch. Khi đó sẽ sinh ra một lượng lớn khí gây hiệu ứng nhà kính CO2 thải ra môi trường. Điều này làm tăng nguy cơ hiệu ứng nhà kính, thậm chí gây ô nhiễm không khí.
6.3. Hạn chế các phương tiện di chuyển
Các phương tiện giao thông cũng là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính. Khi các nhiên liệu trong xe thải ra nhiều khí CO2, CH4, CFC,… và cũng gây ra vấn đề ô nhiễm môi trường. Vì thế bạn nên tích cực chuyển sang sử dụng xe đạp hoặc đi bộ để giảm hiệu ứng nhà kính
6.4. Tích cực tham gia về tuyên truyền bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh các hoạt động, phong trào kêu gọi bảo vệ môi trường. Phổ cập kiến thức cho người dân về hiệu ứng nhà kính, tầm quan trọng và hậu quả của nó. Đồng thời phải có biện pháp nâng cao ý thức cũng như trách nhiệm của mỗi người dân vì môi trường sống trên Trái Đất
Nếu quý khách có nhu cầu mua khí Nito, bình khí Nito, khí Heli, SF6 với giá cả phải chăng, vui lòng liên hệ Eogas để được tư vấn miễn phí nhé!
Địa chỉ: 15 Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
Hotline: 0888.693.336
Email: admin@eogas.vn
Facebook: Công ty TNHH Eogas
Xem thêm: Khí nitrogen (N2) là gì? Khí Nitơ có tác dụng & ứng dụng khí Nitơ lỏng