Để cơ thể hoạt động khỏe mạnh thì lượng oxy bão hòa trong máu cần đảm bảo hợp lý và đầy đủ. Thông tin nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt nhất, bao nhiêu là nguy hiểm sẽ được bật mí chi tiết qua bài viết sau.
1. Tìm hiểu độ bão hòa oxy trong máu
Xem thêm:
- Tham khảo mẫu đồng hồ đo áp lực bình Oxy đa dạng công dụng
- Chia sẻ thông tin về đồng hồ bình Oxy y tế từ A đến Z
Trước khi tìm hiểu nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt nhất thì chúng ta cùng xét đến SpO2 – chỉ số đo bão hòa oxy trong máu cơ thể con người. SpO2 càng cao thì chứng tỏ lượng oxy ở máu càng lớn, điều này là rất tốt. Ngược lại SpO2 càng thấp thì nồng độ oxy trong máu càng ít, gây nguy hiểm sức khỏe con người. SpO2 cho biết tỉ lệ của Hemoglobin(Hb) có oxy trong tổng cộng Hemoglonin trong máu. Trường hợp mà toàn bộ phân tử của Hb đều gắn với oxy thì chứng tỏ độ bão hòa oxy ở máu đạt mức cao nhất là 100%.
Chỉ số SpO2 có ý nghĩa quan trọng phát hiện dấu hiệu sinh tồn của con người. Nếu cơ thể mà thiếu oxy máu thì gây ra hậu quả xấu tác động tiêu cực đến não, gan, tim mạch. Do vậy cần các đối tượng mà có tiền sử bệnh tật, đang trong quá trình phẫu thuật, điều trị bệnh… cần thường xuyên theo dõi SpO2 để có biện pháp kịp thời can thiệp.
Mua đồng hồ bình oxy y tế tại Eogas
2. Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt?
Theo nguyên tắc thì các phân tử Hb khi đi qua phổi sẽ được gắn với oxy. Người khỏe mạnh thường có độ bão hòa oxy ở máu động dao động từ 95 – 100%. Nếu được hỏi nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt nhất thì câu trả lời sẽ là từ 97 – 100%.
Trường hợp nồng độ oxy trong máu chỉ số từ 94 – 96% thì được xếp vào loại trung bình, người bệnh cần được thở thêm oxy để tăng chỉ số SpO2.
Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là nguy hiểm? Trường hợp chỉ số này khoảng 90 – 93% được coi là thấp, cần phải được can thiệp bởi y tá và bác sĩ giàu chuyên môn kinh nghiệm. Nguy hiểm nhất nếu nồng độ oxy trong máu dưới 92 % khi không thở bình oxy hoặc 95% khi thở bình oxy. Điều này chứng tỏ hệ hô hấp của người đó đã bị suy nặng, không được cứu chữa kịp thời sẽ nguy hiểm tính mạng. Nồng độ SpO2 mà thấp hơn 90% thì người bệnh đang trong tình trạng hôn mê sâu, cần cấp cứu.
Ở trẻ sơ sinh nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt, về cơ bản nồng độ oxy trong máu với trẻ em cũng cần dao động từ 94% trở lên, nếu trường hợp chỉ số này dưới 90% cần đưa trẻ vào viện để cấp cứu.
3. Nguyên nhân gây nên tình trạng nồng độ máu oxy giảm bất thường
Sau khi đã tìm hiểu nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt, ắt hẳn rất nhiều người thắc mắc đâu là nguyên nhân khiến chỉ số này giảm dưới ngưỡng an toàn. Theo các bác sĩ, chuyên gia y tế, các lý do gây nên tình trạng oxy máu giảm là do:
3.1 Ngộ độc CO
CO được biết đến là khí độc tồn tại nhiều khi đốt than. Có không ít trường hợp ngộ độc CO khi sử dụng than tổ ong để sưởi ấm vào mùa đông. Khi CO có thể thay thế O2 ở vị trí gắn vào sắt thuộc phân tử Hb, làm giảm lượng oxy trong máu.
3.2 Mắc các bệnh về hô hấp
Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt đã được giải đáp chi tiết bên trên. Chỉ số SpO2 thấp cũng là dấu hiệu cho biết bạn hoặc ai đó đang mắc bệnh lý hô hấp. Các bệnh đó bao gồm: viêm phổi, hen phế quản, covid 2, phù phổi cấp… Với người không có bệnh nền, nền tảng sức khỏe tốt thì hiện tượng thiếu hụt oxy trong máu không quá nguy hiểm. Nhưng tuyệt đối không được chủ quan, khi thấy chỉ số này giảm dưới 93% cần thở oxy ngay và được đến bệnh viện nhằm tránh xảy ra hậu quả xấu.
3.3 Thiếu máu
Nông độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt, như đã nói ở trên chỉ số này cần đảm bảo từ 95% trở lên, mức hoàn hảo là 97 – 100%. Các bệnh nhân thiếu máu thì bản thân Hb trong cơ thể thấp hơn so với người thường. Người bệnh cần thường xuyên theo dõi chỉ số SpO2 để có biện pháp chăm sóc sức khỏe được tốt hơn.
4. Nồng độ oxy trong máu thấp phải làm sao?
Nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt? Thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng đạt được chỉ số nồng độ oxy trong máu ở mức lý tưởng, tốt nhất. Khi bị bệnh lý, tai nạn… khiến nồng độ oxy trong máu thấp, lúc này giải pháp tốt nhất đó là thở bình oxy tại nhà hoặc đến bệnh viện.
Ngoài ra cũng có một số biện pháp cải thiện, giúp nâng cao chỉ số oxy trong máu đó là:
4.1 Tiến hành nằm nghiêng hoặc nằm sấp
Tư thế nằm này giúp giảm áp lực lên phổi nhờ vậy oxy đi vào cơ thể được dễ dàng, khiến bệnh nhân dễ thở, thoải mái hơn. Nên giữ nguyên tư thế nằm nghiêng hoặc sấp trong 2 – 3 tiếng đồng hồ để cải thiện nồng độ SpO2 tốt nhất.
4.2 Ăn uống thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa
Bao gồm dâu tây, nam việt quất, mâm xôi, thực phẩm giàu axit béo omega – 3, omega – 6, thực phẩm giàu sắt như cá, đậu, thịt, rau xanh, táo… Những thực phẩm này có tác dụng tăng khả năng vận chuyển của oxy vào trong máu đồng thời cải thiện tế bào hồng cầu trong cơ thể.
4.3 Thở sâu và chậm
Phần trên bài viết chúng ta đã có lời giải đáp nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt. Nếu thấy nồng độ này giảm bạn có thể thay đổi cách thở, thở sâu và chậm hơn, không dùng cơ ngực mà dùng cơ hoành, thở bằng mũi không thở bằng miệng. Hành động này giúp đưa được nhiều không khí vào phổi, tăng độ bão hòa oxy trong máu.
4.4 Uống nhiều nước
Quá trình oxy hóa máu rất cần bổ sung nước. Uống nước đầy đủ giúp cung cấp thêm oxy đồng thời thải khí Cacbonic, điều hòa thân nhiệt và tăng miễn dịch cơ thể. Theo nghiên cứu, uống 2 – 3 lít nước sẽ có thể làm tăng nồng độ oxy trong máu lên khoảng 5%.
4.5 Tập thể dục
Vận động cơ thể là chất xúc tác giúp hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra nhanh chóng, cải thiện mức độ bão hòa oxy trong máu.
5. Cách đo nồng độ oxy trong máu chuẩn
Biết được nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt sẽ giúp chúng ta kiểm soát được tình trạng sức khỏe của bản thân. Với những người đang mắc bệnh lý về hô hấp hay bị thiếu máu, làm việc trong môi trường độc hại thì cần thường xuyên đo nồng độ oxy trong máu.
Hiện nay máy đo chỉ số SpO2 có 2 loại chính bao gồm loại để bàn và cầm tay. Cách đo nồng độ oxy trong máu tiến hành như sau:
- Bước 1: Bạn thực hiện mở kẹp tay trên máy ròi sau đó đưa ngón tay vào, đảm bảo đầu ngón tay cần chạm điểm cuối của máy, che kín cảm biến trong khe kẹp.
- Bước 2: Hãy ấn nút nguồn để khởi động máy và tiến hành đo, sau vài giây, kết quả sẽ được hiển thị tại màn hình.
- Bước 3: Khi đã có kết quả, bạn rút tay khỏi máy và ấn nút nguồn tắt máy.
Nhìn chung việc đo bão hòa oxy trong máu khá đơn giản thế nhưng để kết quả chính xác thì bạn cần lưu ý một số điều như:
- Kiểm tra máy đo SpO2 có tốt và vận hành bình thường không.
- Trước khi đo bạn nên lấy khăn mềm thấm cồn để lau sạch các đầu ngón tay, việc này giúp kết quả chính xác hơn.
- Nên thực hiện xoa bàn tay để bàn tay ấm lên, trong quá trình đo cần nằm im, không nên cử động ngón tay.
- Hãy tiến hành đo ít nhất 3 lần trong thời gian 10 phút và nên thay đổi các ngón tay đã đo.
6. Cần chú ý gì khi dùng bình oxy để thở?
Từ các phần trên bài viết, bạn đã nắm được nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt nhất phải không nào. Trường hợp nồng độ này thấp thì chúng ta sẽ cần sử dụng bình thở oxy tại nhà hoặc đến bệnh viện. Trong quá trình này cần lưu ý một số điều như sau:
- Không nên thở liều lượng oxy quá cho phép
- Liều lượng oxy thở cần phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân khác nhau
- Bảo quản bình oxy tốt: tránh đặt ở gần nơi nhiệt độ cao, lửa; đặt bình thẳng, cố định, không để đổ, lăn bình khí; tắt van khi không sử dụng.
- Mua bình khí oxy y tế ở các địa chỉ uy tín, có cam kết về chất lượng sản phẩm.
Trên đây bài viết đã giúp quý vị giải đáp thắc mắc nồng độ oxy trong máu bao nhiêu là tốt nhất. Nếu có nhu cầu mua bình oxy chất lượng quý khách hãy liên hệ ngay đến Eogas – Nhà cung cấp khí chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay. Toàn bộ sản phẩm được Eogas cung cấp luôn đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, chất lượng minh bạch, an toàn… Liên hệ đến Eogas qua địa chỉ sau:
Công ty TNHH Eogas
Địa chỉ: số 15, khối phố Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội
SĐT: 0243 204.7019/ 0888.693.336
Email: admin@eogas.vn
Facebook: Công ty TNHH Eogas