Đồng hồ đo áp suất giúp nhân viên trong ngành công nghiệp đo lường được sự thay đổi áp suất trong môi trường xung quanh. Nhờ vậy giúp chúng ta có thể kiểm soát áp suất dễ dàng hơn. Sản phẩm này được ứng dụng nhiều trong các hệ thống thủy lực, nhà máy xử lý nước, hệ thống khí gas,… Tuy nhiên, liệu bạn có biết cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất phù hợp với mục đích dùng hay không? Cùng tham khảo ngay bài viết sau của Eogas nhé!
1. Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất dựa vào tiêu chí nào?
1.1. Dải đo áp suất
Việc xác định được dải đo của đồng hồ đo áp suất là cần thiết vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người dùng. Trước hết bạn cần phải nắm bắt được áp suất làm việc của hệ thống để có cơ sở lựa chọn dải đo phù hợp.
- Nếu dải đo áp suất < áp suất làm việc: Đây là tình trạng quá áp, có thể dẫn tới việc đồng hồ bị phá hủy và gây nguy hiểm cho mọi người.
- Nếu dải đo áp suất > áp suất làm việc: Gây bất tiện cho việc quan sát số đo (điển hình như khi áp suất nhỏ nhưng dải đo lớn, bạn sẽ khó khăn trong việc đọc kết quả). Hơn nữa, điều này cũng gây lãng phí vì chi phí đo dải đo cao thường cao hơn.
Ví dụ: Khi đồng hồ đo áp suất hiển thị áp suất 0-10 bar, chứng tỏ áp suất cao nhất có thể đo được là 10 bar. Do đó, khi chúng ta cần đo áp suất dưới 10 bar, cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất 0-10 bar là hợp lý.
Lưu ý trong cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất : Bạn nên chọn thang đo cao hơn áp suất đo thực tế 20 – 30%. Vì khi bạn chọn thang đo gần đúng, tức là đồng hồ cũng sẽ liên tục hoạt động 100% hiệu suất. Lâu dần dẫn đến hư hỏng đồng hồ.
1.2. Chân kết nối
Tùy vào hệ thống sử dụng và loại đồng hồ đo áp suất bạn đang sử dụng mà sẽ có những loại chân kết nối tương ứng. Thông thường, mặt đồng hồ từ 80mm trở xuống sẽ có các chân kết nối phù hợp như: G1/4″ G1/4″ NPT, G3/8″ G3/8 NPT, G1/8″ G1/8 NPT…
Mặt đồng hồ đo áp suất từ 100mm trở lên thì sẽ có các chân kết nối phổ biến như sau: G1/2″ G1/2″ NPT, G1″ G1″ NPT, G 1 1/2″ G 1 1/2″ NPT, M20 x 1.5mm, M17…
Ngoài ra, đối với cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất, bạn có thể xem xét tới vật liệu chân kết nối. Tùy vào môi chất làm việc, bạn có thể lựa chọn chân kết nối bằng đồng hoặc bằng thép không gỉ. Chân kết nối làm từ đồng sẽ có chi phí thấp hơn và thường dùng cho những ứng dụng trong hệ thống khí nén, hệ thống hơi, nước,…
1.3. Vị trí chân kết nối
Hiện nay trên thị trường có hai loại chân kết nối vào đồng hồ đo áp suất, bao gồm: chân đứng (bottom) và chân sau (black). Do đó, bạn phải xem xét cấu tạo đồng hồ lẫn hệ thống sử dụng để lựa chọn và lắp đặt chân kết nối sao cho đúng.
1.4. Đường kính mặt đồng hồ
Trước hết, người dùng phải biết được vị trí lắp đặt của đồng hồ để xác định đường kính mặt đồng hồ hợp lý. Kích thước mặt lớn giúp bạn dễ quan sát, nhưng chi phí sẽ cao hơn & khó lắp đặt được ở những vị trí hạn hẹp. Bạn có thể tham khảo một số mặt đồng hồ đo áp suất với đường kính phổ biến như sau: Ø42mm, Ø50mm, Ø63mm, Ø80mm, Ø100mm, Ø150mm.
1.5. Sai số của đồng hồ
Sai số của đồng hồ cao hay thấp cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành khi bạn mua sản phẩm. Do đó, đây cũng là một tiêu chí cần quan tâm trong cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất.
Sai số 1.6% là sai số thường gặp những loại đồng hồ đo áp suất có đường kính mặt 63mm. Riêng đồng hồ có đường kính mặt 100mm trở lên: sai số sẽ thường là 1%.
Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất như thế nào? Một số đồng hồ đo áp suất như đồng hồ đo áp suất điện tử chỉ cho phép sai số tới 0.1%, đi đôi với việc này là giá thành cũng sẽ cao hơn.
1.6. Vạch chia thang đo
Vạch chia thang đo giúp người dùng đọc kết quả chính xác hơn (đặc biệt đối với những hệ thống đo cần sự chính xác cao).
Tuỳ vào hãng và tiêu chuẩn mà chúng ta có các vạch chia khác nhau đối với đồng hồ đo áp suất loại 0-10 bar. Thông thường mỗi vạch sẽ là 0.2 bar; đối với tiêu chuẩn cao hơn, vạch đo sẽ chia chi tiết hơn: 0.1 bar / vạch hoặc 0.05 bar/vạc
1.7. Môi chất cần đo – Cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất
Đối với các môi trường như không khí, khí nén, nước … thì cách lựa chọn đồng hồ đo áp suất dễ dàng hơn, miễn sao phù hợp với nhu cầu và ngân sách của bạn.
Tuy nhiên, đối với môi trường acid hoặc hóa chất, chúng ta cần phải lựa chọn màng đo đồng hồ áp suất phù hợp. Thông thường sẽ sẽ các lựa chọn như màng 316 hoặc 316L hoặc 316 Ti .
2. Giới thiệu đồng hồ đo áp suất tại Eogas
2.1. Đồng hồ đo khí Nito
Đồng hồ giảm áp nito chuyên dùng để giảm áp và điều chỉnh lượng khí nitơ được sử dụng trong các quy trình và ứng dụng công nghiệp khác nhau. Sản phẩm giúp kiểm soát lưu lượng khí nitơ và đảm bảo cho áp suất không vượt quá giới hạn an toàn. Đồng hồ đo khí Nito thường được sử dụng trong sản xuất, quản lý chất lượng và phân tích, đo lường khí, lĩnh vực y tế, nghiên cứu khoa học.
Đồng hồ đo khí Nito có 2 công dụng chính dưới đây:
- Điều khiển lưu lượng và áp suất khí lưu chuyển trong bình khí với giá trị mong muốn
- Thể hiện mức áp suất và lưu lượng hiện tại của khí trong hệ thống
2.2. Đồng hồ đo khí Argon
Thiết bị này giúp đo lượng khí Argon trong các bình chứa Argon và được ứng dụng trong ngành công nghiệp và khoa học. Nó giúp người sử dụng kiểm soát lưu lượng khí Argon được dùng trong quá trình cắt và hàn để đảm bảo sản phẩm cuối cùng được chất lượng nhất!
Eogas là đơn vị chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngành khí công nghiệp lâu năm tại Hà Nội. Quý khách hàng có thể tham khảo một số danh mục hàng sau:
- Khí công nghiệp:khí Nito, khí Argon, khí Hidro, khí SF6…
- Thiết bị khí công nghiệp: bình khí Nito,…
Quý khách có nhu cầu mua hàng, vui lòng liên hệ qua địa chỉ:
Công ty TNHH Eogas
- Địa chỉ: số 15, khối phố Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội
- SĐT: 0243 204.7019/ 0888.693.336
- Email: admin@eogas.vn
- Facebook: Công ty TNHH Eogas