Các loại van khí nén rất đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng. Một số loại thông dụng có thể kể đến bao gồm: van khí nén điều khiển bằng điện, bằng khí, bằng cơ. Chúng có công dụng cung cấp, đóng ngắt hoặc phân phối dòng khí nén để cho hệ thống vận hành trơn tru và hiệu quả.
1. Tìm hiểu van khí nén là gì?
Van khí nén tiếng anh là Pneumatic valve, là thiết bị nén khí quan trọng trong ngành công nghiệp và sản xuất. Van có chức năng chính đó là phân phối, đóng ngắt dòng khí nén có lưu lượng, áp suất để đáp ứng nhu cầu vận hành của cả một hệ thống lớn.
Có thể thấy khí nén đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sản xuất công nghiệp trên toàn thế giới. Các loại van khí nén thường sử dụng chất liệu cứng cáp và bền bỉ như inox, thép, đồng… nhằm mục đích hạn chế tình trạng oxy hóa, han gỉ khi tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ cao hoặc môi trường ẩm ướt. Thông thường van khí nén tuổi thọ kéo dài trong khoảng 1 – 2 năm.
2. Van khí nén có tác dụng gì?
Về cơ bản chức năng của van khí nén đó là đóng mở cửa van cung cấp nguồn khí nén để phục vụ cho sự vận hành máy móc thiết bị như bộ lọc, xi lanh, điều áp… Thế nhưng tùy vào cấu trúc, thiết kế mà van cũng mang đến nhiều công dụng hữu hiệu khác, cụ thể:
Điều khiển hướng
Loại van khí nén điều khiển hướng có nhiều kích thước và mẫu mã riêng, có công dụng điều khiển hướng của dòng khí nén đi qua nhằm mang lại sự an toàn cho hệ thống, chỉnh hướng di chuyển của khí cung cấp kịp thời cho điều áp, xi lanh, bộ lọc. Gần như toàn bộ hệ thống khí nén quy mô dù lớn hay nhỏ, đơn giản hay phức tạp đều sử dụng loại van này.
Điều khiển dòng chảy
Các loại van khí nén này có tác dụng điều khiển, đồng thời điều chỉnh được áp suất và lưu lượng dòng chảy để kiểm soát tốc độ làm việc của động cơ hoặc xi lanh trong hệ thống. Van được ứng dụng trong các ngành như sản xuất giấy, chế biến thực phẩm, cơ khí chế tạo, dệt may…
3. Ưu nhược điểm của van khí nén
Van khí nén có những ưu điểm và nhược điểm chính như sau:
Về ưu điểm:
- Van có tốc độ đóng mở cực kỳ nhanh chóng, chỉ mất từ 1 – 2 giây cho mỗi lần hoạt động.
- Van được ứng dụng lắp đặt ở các hệ thống yêu cầu độ chính xác cao.
- Cấu tạo của van đơn giản, dễ lắp đặt, tháo bỏ để bảo dưỡng, sửa chữa hay thay thế.
- Van đa dạng về chủng loại, mẫu mã, kích thước, chất liệu, đáp ứng nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng.
- Van có khả năng truyền năng lượng đi xa.
- Chi phí để mua van khí nén tương đối rẻ.
Về nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thì các loại van khí nén cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định, cụ thể:
- Thứ nhất, vì công suất truyền động nhỏ do vậy khi sử dụng van khí nén cho các đường ống kích thước lớn sẽ khiến tốn nhiều chi phí, năng lượng.
- Thứ hai, áp lực trong đường ống thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tốc độ đóng mở van khí nén. Nguyên nhân bởi khí nén có khả năng đàn hồi tương đối lớn, khiến khả năng quay đều của đĩa vãn khó duy trì đều đặn.
4. Cách lắp đặt van điện từ khí nén
Để lắp đặt van điện từ khí nén thì bạn cần thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên chúng ta sẽ cần xác định được hướng lắp van khí nén vào hệ thống đường ống. Hãy chú ý hướng mũi tên được in trên thân van để xác định hướng của lưu chất qua van. Hầu hết tại các van khí nén hiện nay đều có những dấu hiệu nhận biết cơ bản này.
Bước 2: Ta cần thực hiện cố định vị van khí nén với cửa van bằng cách siết ốc chắc chắn. Đảm bảo ván khí nén kín 2 đầu ống, cố định và không bị di chuyển. Thường thì người lắp sẽ cần sử dụng băng tan quấn quanh ren để đảm bảo khí nén không bị rò rỉ ra bên ngoài. Trường hợp sử dụng van lắp mặt bích thì người lắp cần trang bị thêm một miếng đệm lót nằm giữa đường ống mà mặt bích của van để giữ kín, ngăn chặn rò rỉ.
Bước 3: Nối dây điện với nguồn điện, thông thường chúng ta sẽ sử dụng điện 220V, 24V, 110V. Tùy thuộc vào nguồn điện hiện có, hệ thống van mà sử dụng điện khác nhau. Lưu ý nên bố trí thêm van giảm áp để tránh nguy cơ tăng áp đột ngột.
5.Tổng hợp các loại van khí nén phổ biến hiện nay
Dựa trên cơ chế vận hành thì van khí nén được chia thành 3 loại chính gồm: van khí nén điều khiển bằng điện, van khí nén điều khiển bằng khí và van khí nén điều khiển bằng cơ. Mỗi loại sẽ có nguyên lý hoạt động, ưu nhược điểm riêng.
5.1 Van khí nén điều khiển bằng điện
Đây là loại van khí nén sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay. Nó có ưu điểm là làm việc với tần suất cao, giúp tiết kiệm sức lao động, nhân công, điện năng mà vẫn mang lại hiệu quả tốt.
Nguyên lý hoạt động
Cấu tạo van điện từ khí nén đơn giản gồm đầu điện và thân van. Đầu điện (coli điện) bên trong là lõi đồng, bên ngoài bọc nhựa. Thân van thì bố trí ở cửa van, làm bằng kim loại. Để van khí nén điện từ hoạt động thì chúng ta cần đáp ứng được các yếu tố cơ bản như: đúng điện áp, cung cấp đủ nguồn khí, lắp đặt đúng vị trí.
Trong các loại van khí nén, van điện từ có nguyên lý hoạt động đơn giản nhất. Ta sẽ tiến hành kết nối nguồn điện với đầu điện, lõi đồng bên trong sẽ sinh ra từ trường, truyền dẫn đến thân van dựa vào trục kết nối. Lực được sinh ra tác động lên lõi van, khiến cửa van từ đóng chuyển đổi sang trạng thái mở nhanh chóng. Ngay sau khi ngắt nguồn điện, ngay lập tức van sẽ đóng lại như trạng thái ban đầu. Các doanh nghiệp có thể sử dụng thiết bị hẹn giờ nhằm mục đích thiết lập chu trình, giờ làm việc cho van.
Phân loại
Thực tế có rất nhiều cách để phân chia các loại van khí nén điều khiển bằng điện. Tuy nhiên cách phân loại phổ biến nhất vẫn là dựa trên số vị trí truyền động và số cửa ở thân van, bao gồm:
- Van khí nén 2/2: tên gọi khác là van phân phối 2 cổng, sử dụng cho các hệ thống khí nén mang kết cấu đơn giản. Cấu tạo van 2/2 gồm 1 thân van và 1 coli điện. Riêng thân van sẽ có 2 vị trí và 2 cửa khí (vào và ra).
- Van khí nén 3/2: tên gọi khác solenoid vale, là van đảo chiều khí nén có tác dụng điều khiển hơi, khí nén đi qua van. Cấu tạo van 3/2 gồm thân van và 2 vị trí truyền động, 3 cửa (cửa cấp khí nén vào, cửa xả khí nén, cửa khí nén làm việc).
- Van khí nén 4/2: Cấu tạo phần thân van gồm 2 vị trí và 4 cửa khí gồm 1 cửa khí vào, 1 cửa khí xả và 2 cửa khí làm việc.
- Van khí nén 5/2: Được phân làm 2 loại cơ bản đó là van khí nén 5/2 một đầu điện và 2 đầu điện, cấu tạo van cơ bản sẽ gồm đầu điện, trục nối, thân van. Nó thường được lắp đặt ở hệ thống xi lanh, bộ điều khiển khí nén.
- Van khí nén 5/3: Bao gồm 3 vị trí và 5 cửa đó là 1 cửa đưa khí nén vào, 2 cửa xả khí ra, 2 cửa làm việc. Loại van này ứng dụng điều khiển xi lanh đơn – kép…
5.2 Van khí nén điều khiển bằng khí
Trong các loại van khí nén thì van khí nén điều khiển bằng khí ít thông dụng hơn, tuy nhiên trong một số hệ thống đặc biệt thì chúng sẽ được ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vận hành của máy sản xuất.
Nguyên lý hoạt động
Để hệ thống được vận hành, sẽ có lượng khí nén được cung cấp từ nguồn mang áp suất nhất định. Dòng khí này sinh ra áp lực và tác động đến lõi và lò xo ở trong van khiến van chuyển từ đóng sang mở. Khi tắt nguồn khí cung cấp thì van sẽ tự động đóng lại về trạng thái ban đầu. Sử dụng van khí nén điều khiển bằng khí thì các doanh nghiệp cần chú ý đó là đảm bảo nguồn khí nén phải sạch, ổn định và liên tục trong suốt quá trình vận hành, làm việc.
Phân loại
Trên thị trường hiện nay các loại van khí nén điều khiển bằng khí nổi tiếng với các model như: TG2522A-08, TG2532A-10, G2521A-06, TG2521A-08, TG3522A-10C, TG2532A-10. Ngoài ra một số hãng còn phát triển sản phẩm với dòng như van bướm khí nén, van cổng dao khí nén, van màng khí nén, van bi khí nén…
5.3 Van khí nén điều khiển bằng cơ
Loại van này phù hợp với các hệ thống máy móc quy mô nhỏ, trung bình, ưu điểm đó là an toàn, tiết kiệm và hoạt động ổn định.
Nguyên lý hoạt động
Khi có một lực cơ học như nhấn nút, đạp chân, lăn bánh xe, gạt tay tác động đến van thì van sẽ chuyển đổi trạng thái từ đóng sang mở hoặc ngược lại. Cấu tạo của van thường được chia làm 2 phần: phần thân van và phần tác động (có thể được gắn cố định hoặc tháo rời ra).
Phân loại
Các loại van khí nén điều khiển bằng có được chia làm nhiều loại dựa theo lực cơ học tác động như:
- Van gạt tay khí nén: TB-402A, TB-403A, K 34S-8, K 34S-8D, TG 34-S-6E, TG 34-S-08, TG 34-S-15, TG 34-S-15E…
- Van nút nhấn khí nén: G 522 TB, G 522LB, G 322, G 322PP, G 522, G522 PP…
- Van đạp chân khí nén: TG25-J-08 LG, TG25-J-08 LGA, TG 23-J-08, TG 24-J-08, TG25-J-08 LA, TG25-J-08G…
- Một số loại khác: van phân phối, van tiết lưu, van xả nhanh, van một chiều, van khóa hơi…
Trên đây bài viết đã giúp bạn tìm hiểu về các loại van khí nén phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất hiện nay. Hiện Eogas là đơn vị chuyên cung cấp các dòng van khí nén chất lượng tốt đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Chyoda, Yamato. Chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, cung cấp và phân phối các loại van khí nén cho nhiều dự dán, đơn vị khác nhau, đáp ứng hoạt động vận hành máy móc sản xuất được tốt nhất.
Van nén khí chuyên sử dụng để nén khí áp lực cao, do đó đòi hỏi các đơn vị phải sử dụng các sản phẩm chất lượng để đảm bảo an toàn cũng như giúp quá trình vận hành máy móc được suôn sẻ thuận lợi. Tuyệt đối không nên ham rẻ mà lựa chọn van không có nguồn gốc rõ ràng, sản phẩm như vậy thường nhanh hư hỏng, bị lỗi và kém an toàn trong quá trình sử dụng. Eogas hiểu điều này nên cam kết cung cấp các sản phẩm van khí nén chính hãng, chất lượng tốt và giá thành cực kỳ phải chăng.
Mọi thông tin cần được tư vấn vui lòng liên hệ về:
Công ty TNHH Eogas
Địa chỉ: số 15, khối phố Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội
SĐT: 0243 204.7019/ 0888.693.336
Email: admin@eogas.vn
Facebook: Công ty TNHH Eogas